Huy Đức - Nối Tiếp Những Nhịp Cầu

Trước khi khởi động chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, tôi liên hệ với bạn bè đang làm báo, đề nghị họ nên có chương trình tri ân gia đình những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Hai tuần sau, các đồng nghiệp của tôi báo lại là Ban biên tập của họ không đồng ý. Lúc đấy, chúng tôi mới xúc tiến công tác chuẩn bị và ngày 7-1-2014, công bố Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa.

Chúng tôi hoan nghênh chương trình "Nghĩa Tình Hoàng Sa, Trường Sa" của Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam (13-3-2014). Tháng 2-2014, sau khi cùng cựu binh Lê Hữu Thảo đi khảo sát hoàn cảnh của hơn hai mươi gia đình liệt sỹ Gạc Ma và cựu binh Gạc Ma, chúng tôi biết rằng, không một chương trình đơn lẻ nào có thể chia sẻ hết những mất mát của gia đình những người lính này. Hy vọng, Tổng Liên đoàn Lao động, với ảnh hưởng chính trị của mình có thể có được những khoản đóng góp lớn từ các doanh nghiệp lớn.

Chỉ mong, khi mà những người mẹ, người vợ Hoàng Sa, Gạc Ma còn phải ở trong những căn nhà nhỏ hẹp, thiếu thốn mọi bề, tiền bạc nên được ưu tiên dùng để chăm sóc những "tượng đài sống" này, thay vì xây dựng các tượng đài bằng đá.

Nhiều người băn khoăn khi ngôi đền mà Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa định xây dựng chỉ để thờ vong linh 64 liệt sỹ Gạc Ma. Tôi biết Tổng Liên đoàn Lao động cũng đối diện với không ít khó khăn. Nhưng nên đình việc xây đền cho đến khi người Việt có thể thờ chung những vong hồn giữ biển. Nếu các gia đình liệt sỹ Hoàng Sa chỉ nhận được "những phần quà" trong khi tên tuổi các liệt sỹ Gạc Ma được đặt ở trong đền, chắc hẳn Chương trình sẽ làm chạnh lòng những đứa con côi và các bà quả phụ.

Thật buồn khi chiến tranh kết thúc đã 39 năm nhiều người vẫn phải "nhìn trước ngó sau" khi nhắc tới những gì liên quan tới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chính vì điều đó mà chúng tôi khởi động chương trình này. Bởi, nếu hai bên lúc nào cũng có thể vui vầy, chúng ta không còn phải bắc "nhịp cầu" nào nữa.

Trong quá trình vận động, nhiều người đề nghị chúng tôi thêm vào tên của Chương trình hai chữ "Trường Sa" để tiện hơn cho họ trong việc tham gia. Nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên. Hoàng Sa là nơi duy nhất trước ngày 30-4-1975 người Việt đã không bắn vào nhau. Hoàng Sa là nơi người Việt đã chĩa súng đúng vào quân xâm lược. Hoàng Sa, với chúng tôi, không phải là một điểm đến mà là một điểm nối.

Chúng tôi không gọi chương trình của mình là nghĩa tình. Những ngôi nhà mà chúng tôi đang xây sẽ không đặt biển bảng nào. Chúng tôi quan niệm, đây là cơ hội để chúng ta tri ân những người lính đã hy sinh bảo vệ đất nước mình. Những người vợ ấy, những bà mẹ ấy không phải gánh trên vai "nợ tình"ai hết.

Từ cách đây 5 tuần, chúng tôi bắt đầu làm thủ tục để mua một căn hộ theo nguyện vọng của bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Chúng tôi đang tiếp tục vận động để giúp bà quả phụ thiếu tá Nguyễn Thành Trí cải thiện chỗ ở. Người con trai mà bà Trí còn mang thai khi chồng ngã xuống ở Hoàng Sa sắp bước sang tuổi 40, dự định tháng 7 này sẽ lập gia đình. Căn hộ 40 mét vuông mà ba mẹ con bà đang sống sẽ càng trở nên chật chội. Chúng tôi cũng đang bắt đầu khởi động một nhịp cầu mới: Giúp cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo mua đất cất nhà.

Khi chúng tôi làm Chương trình này, việc tri ân những gia đình Hoàng Sa còn chưa được truyền thông nhà nước nói đến. Rất vui khi Tổng Liên đoàn Lao động, một "mắt xích" lớn trong hệ thống chính trị, đã đưa sự chú ý của báo chí chính thống tới những gia đình Việt Nam Cộng hòa.

Chắc chắn, Chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, TrườngSa" sẽ "phủ sóng" rộng hơn Chương trình của chúng tôi. Nhưng vấn đề không chỉ là vật chất. Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua đã để lại trong lòng đất nước này muôn vàn góc khuất. Người Việt với nhau đang cần nối tiếp vô số những "nhịp cầu".

Huy Đức

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Hồng Phúc (VN)

-  Alô, cô ơi hôm nay tại chùa Thầy có phát ba mươi phần quà cho các em ở bệnh viện ung bướu, cô nhớ ghé sang nhé!

-  Dạ, để con thông báo cho các bạn con biết cùng có mặt luôn thể. Dạ chào Thầy!

Bao giờ cũng thế, nghe tiếng a lô của Thầy “Không Tánh” là lòng tôi cảm thấy rộn ràng một niềm vui, háo hức lo thu xếp mọi việc bao nhiêu là thứ để có thời gian đến chùa như đã hẹn mà trong khi mới sáng sớm là trời đã mưa vì Sài Gòn cũng ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới của cơn bảo số 10.

Lòng thanh thản tôi ra xe qua chùa gặp Thầy cùng các bạn, chúng tôi tay bắt mặt mừng vì đã gặp nhau nhiều lần trong các lần phát quà cho các em. Niềm vui chưa kéo dày được bao lâu vì nhìn lại xung quanh kiểm tra lại thân nhân cha mẹ các em còn chưa đến đủ trong khi thời gian thông báo phát quà đã qua cũng gần nửa tiếng đồng hồ mà mưa thì một ngày một lớn, nên Thầy và chúng tôi rất lo lắng không biết thân nhân và các em đi đứng như thế nào đây! Lo nghĩ, Thầy chủ động a-lô, liên lạc qua bên bệnh viện ung bướu kêu cha mẹ đón taxi đưa các em qua, mọi chi phí taxi Thầy trả tiền. Trong khi chờ những thân nhân có mặt đầy đủ, Thầy có dạy chúng tôi nhiều đều đạo lý làm người. Chính cái thiện tâm của Thầy đã cảm hóa, dẫn dắt các đệ tử và chúng tôi biết sống thế nào để sống “vì mọi người” và đó cũng là đường chân hạnh phúc, là tình thương yêu đại đồng như Phật vậy.

“Theo dòng đời ngày tháng ta lớn lên, với tri thức sẵn có ta đi tìm lẽ sống. sống sao đây để không uổng phí một kiếp người, không có phụ bao ân sâu nghĩa nặng. Ngẫm nghĩ cơn vô thường mau chóng, hạnh phúc đời người nào có bền lâu.”

Ngoài cổng xe taxi đã đến, thân nhân các em cũng đủ đầy. Chúng tôi thay mặt Thầy mời vào mọi người dùng bữa cơm chay thân mật thắm đượm tình người như bao bao lần trước. Tiếng nói tiếng cười cùng hòa nhịp với tiếng mưa rơi rộn rã như tiếng vỗ tay hân hoan khích lệ chuyền thêm nhựa sống và xoa dịu bớt đi cái đau đớn bệnh tật khắc nghiệt phần nào cho các em. Chúng tôi là những tình nguyện viên đã tiếp xúc biết bao nhiêu là cảnh khổ của cuộc đời, nên chúng tôi có ý thức cố gắng tránh đi những lời gợi nhớ sự đau thương. Nhưng than ôi, khi phát quà cho các em, chúng tôi phải cố nuốt nổi đau và những giọt nước mắt vào lòng làm vui để vỗ về khi các em vật vã ói mửa đang hoành hành thân xác và nghe giọng nói trong nước mắt của cha mẹ năm em có danh sách nhận quà báo tin các em mới mất hôm qua… Nghe sao mà như cả không gian đang ngừng chuyển, như cả hội trường đang chết theo em. Nhìn các em còn lại, đứa nào cũng như đứa đó, ốm nhanh ốm teo, đầu thì không còn một chút tóc. Tôi biết nói sao đây, tôi biết viết sao đây khi lòng tôi nặng trĩu cơn đau.

Phút trước lá còn đây     
Phút sau lá rụng rơi đầy     
Ai nào ngờ được trong giây phút    
Chiếc lá lìa cành chiếc lá bay.

Trong không khí đau buồn, mỗi người chúng tôi không ai bảo ai thay nhau đến chia sẽ cùng với gia đình những nổi mất mát lớn lao của người mẹ, người cha mất con. Khi đang phát quà, tôi nghe sau lưng có tiếng nói của anh Tư (Người thiện nguyện viên bên Bác sĩ H) nói: “Trong năm danh sách của những người đã mất con không được nhận quà. Quà chỉ phát cho các cháu còn sống thôi!”. Ôi sao mà nghe đau quá, đau trên nổi đau không gì đau bằng… Thấy vậy Thầy ôn hòa đứng ra đỡ lời giải thích câu nói của anh Tư cho mọi người hiểu và lấy tiền của Thầy phát cho thân nhân đã mất con. Thầy hiểu rằng mỗi gia đình có con em bệnh đã mất mát nhiều về tinh thần cũng như vật chất, họ cũng vì tình yêu thương con mình mà bán tất cả những gì họ có để lo cho con qua cơn đau bệnh, và cũng vì kiệt sức họ mới kêu gọi tình thương ơi… hãy cứu lấy tình thương, họ nương vào đồng tiền của quý Hội, những tấm lòng của Mạnh Thường Quân mong rằng để cứu được con em mình. Vì vậy họ chẳng ngại khó, làm đơn xin trợ giúp và ẩm con em mình chụp hình trong khi con em vẫn còn miên man đang say thuốc vậy mà đến khi được có danh sách thì hỡi ôi con họ không còn nữa.

Thiết nghĩ... đồng tiền các quý hội quyên góp giúp cho các em đỡ qua đi những đau thương mất mát là đồng tiền ấy nói lên được tình yêu thương, nghĩa cử cao quí tốt đẹp "Một miếng khi đói – Một gói khi no" của đồng bào. Đức Phật đã có lần nói rằng tình thương là sự cần thiết là sợi dây liên lạc giữa người và người “không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ như nhau”. Trên tinh thần này, người Việt Nam hay gọi chung là Đồng Bào, tức là cùng chung một bào thai mẹ Âu Cơ.

Tôi thay mặt gia đình của các em bệnh viện ung bướu và các anh em thiện nguyện viên Chùa Liên Trì - Quận 2  Tp: HCM gửi đến lời cảm ơn quý Hội Hoa Mai, quý Hội bên Pháp  lòng tri ân chân thành.  

Sài Sòn, ngày 11 tháng 10 năm 2009 

HỒNG PHÚC

 

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com