VDF phát 6 tấn gạo cho người nghèo ăn Tết

Vào ngày 21/01/2017 nhà văn Tưởng Năng Tiến đã đại diện ViDan Foundation cùng với phái đoàn của Minority Rights Organization (MIRO) phát 6 tấn gạo từ thiện cho 280 gia đình người Việt và 20 gia đình người Khmer nghèo khó ở ấp KoKaek thuộc tỉnh Pursat (ở mạn Tây Biển Hồ). Toàn bộ 300 phần quà đầy tình người này do bà Kim Nam Bintliff ở Houston tài trợ, được tổ chức đúng một tuần lễ trước ngày Tết Nguyên đán.

Nhà văn Tưởng Năng Tiến trước một số bao gạo chuẩn bị phân phát cho 300 gia đình người Việt nghèo ở làng nổi ấp KoKaet.

Nhà văn Tưởng Năng Tiến trước một số bao gạo chuẩn bị phân phát cho 300 gia đình người Việt nghèo ở làng nổi ấp KoKaet.

Đây là chuyến phát gạo từ thiện thứ 4 của ViDan Foundation, tiếp theo ba chuyến ở hai tỉnh tỉnh Siem Reap và Kampong Chhnang do bác sĩ Kenneth Nguyen ở California tài trợ.

Tương tự như ba lần phát gạo trước đây, ViDan Foundation phối hợp với hội MIRO (một tổ chức thiện nguyện hợp pháp gốc Cambodia)  đứng ra làm thủ tục pháp lý với  chính quyền địa phương và giúp mua gạo, vận chuyển đến địa điểm phân phối.

Đại diện ViDan Foundation cùng một số đồng bào trong ban tổ chức phát gạo.

Đại diện ViDan Foundation cùng một số đồng bào trong ban tổ chức phát gạo.

Đối với hàng triệu gia đình người Việt ở hải ngoại, món quà Tết KHÔNG bao giờ là gạo. Không một nơi nào trên thế giới này có cảnh trạng người Việt sống ở nước ngoài phải vất vả với cảnh chạy cơm từng bữa. Nhưng ở Cambodia, đa số những "Việt kiều bất đắc dĩ" này phải vật lộn hằng ngày với cuộc sống lao động khốn khổ để bụng không phải đói. Do vậy, gạo là nhu yếu phẩm tối cần thiết cho tất cả gia đình nghèo đang trôi nổi trên mặt nước Biển Hồ, hay trong những xóm lao động lụp xụp ở các thị trấn trên lãnh thổ Xứ Chùa Tháp. Với các gia đình nghèo khó, cái gì cũng cần nhưng có lẽ gạo là thứ không thể thiếu mỗi ngày, nhất là đối với những đứa trẻ đang sức lớn. Hai chục ký lô gạo không đủ ăn cho một tháng nhưng chắc chắn đó là một phần quà làm ấm lòng 300 gia đình đang lâm cảnh thiếu trước hụt sau, nhất là ở những ngày cận Tết.

Có thể nói, hầu hết các gia đình gốc Việt nghèo khó đều phải "chạy gạo" theo kiểu "làm ngày nào mua gạo ăn ngày nấy". Cho nên, phần quà 20kg gạo cho mỗi gia đình là một món quà thiết thực đầy ý nghĩa.

Trẻ thơ cùng gia đình chờ đợi đến lượt được kêu tên lãnh gạo.

Trẻ thơ cùng gia đình chờ đợi đến lượt được kêu tên lãnh gạo.

Nét khằn khổ của một cụ già nghèo khó phải long đong lận đận ở xứ người.

Nét khằn khổ của một cụ già nghèo khó phải long đong lận đận ở xứ người.

Nhà văn TNT phát gạo đến oải cả tay cũng tươi cười chan sẻ niềm vui cùng đồng bào.

Nhà văn TNT phát gạo đến oải cả tay cũng tươi cười chan sẻ niềm vui cùng đồng bào.

Cũng giống như những chuyến thăm viếng trong suốt ba năm qua, một lần nữa nhà văn Tưởng Năng Tiến đã dốc hết số tiền còn lại trong túi để giúp cho các gia đình có hoàn cảnh khốn khó mà anh có duyên gặp được. Trong chuyến đi, anh đã chia sẻ thêm khi tình cờ gặp đám tang của một trong số những người khi còn sống cũng đã khổ. Đặc biệt, lần này anh còn chuẩn bị hơn 100 tờ 2 mỹ kim cho các học sinh giỏi ở Hố Lương. Phần lớn các em mới thấy tờ $2 lần đầu trong đời.

VDF_Pursat_Rice-Dist_P5.png

Một số học sinh giỏi Trường Việt Ngữ Ấp Sáu ở Hố Lương (tỉnh Prey Veng) và món quà Tết của nhà năm TNT

Trong email chia sẻ về nội dung chuyến đi, anh tâm tình: "Về tiền bạc, tôi kinh nghiệm thế này: Thà xài hơi lố, cho tới hết rồi thôi. Chớ mình "so đo" thì lúc về Cali, nghĩ lại sẽ bị áy náy." Chữ "xài" ở đây là biếu tặng cho những người kém may mắn. Thật ra "kinh nghiệm" này của anh cũng là cảm nhận của hầu hết anh chị em đã từng đi làm công tác thiện nguyện với tâm Từ Bi đúng nghĩa: Giúp được một số người là mừng nhưng ngay sau đó lại cảm thấy áy náy, băn khoăn cho số người đã chưa thể giúp được ngay.

Được biết  sáu tấn gạo dành cho 300 gia đình người Việt  nghèo ở Cambodia chỉ là một trong hai phần quà đặc biệt của nhà hảo tâm Kim Nam Bintliff. Hiện nay, với sự tài trợ của bà Bintliff, Hiệp Hội đang xúc tiến việc đặt mua gần 50 bộ bàn ghế học sinh cho hai ngôi trường nghèo: một ở làng KoKaek (nơi vừa phát gạo kỳ này), và một trường khác ở cách đó 45 phút đường thủy.

ViDan Foundation xin chân thành cảm ơn bà Kim Nam Bintliff đã nhiệt tình chia sẻ trong tình người và tình đồng bào thắm thiết.

Xin cảm ơn toàn thể quý Đồng hương đã cùng góp một bàn tay nhân ái kể từ năm 2006 đến nay, giúp cho CLB Hoa-Mai và ViDan Foundation có được điều kiện thiết thực để an ủi và trợ giúp cho hàng ngàn đồng bào kém may mắn.

TM. ViDan Foundation

Nguyễn Công Bằng

Viết theo tường trình của hội MIRO và lời chia sẻ của nhà văn TNT


Đồng hương muốn xem thêm thông tin về ViDan Foundation xin thăm mạng: www.hoamai.us

Thư từ liên lạc chi phiếu ủng hộ cho Hội xin gửi đến:

ViDan Foundation Inc.

PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601

Đồng bào muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Chia sẻ từ Quảng Yên Nguyễn Công Bằng

Chúng tôi quen anh Nguyễn Duy Đường (một người làm nghề thầu các công trình xây dựng nhỏ ở tỉnh Siem Reap, Cambodia) qua những trao đổi về hiện tình đất nước và sinh hoạt của người Việt trên xứ Chùa Tháp vào khoảng 3 năm trước. Gần như mỗi khi nói đến chuyện cuộc sống của đồng bào mình ở Cambodia, anh đều nêu lên nỗi trăn trở về tình trạng dốt chữ của lớp trẻ bên đó. Nhưng làm thế nào để dạy tiếng Việt cho hàng chục ngàn trẻ thơ trong hoàn cảnh khắc nghiệt của người Việt đang lưu lạc ở xứ này? Một câu hỏi thực tế quá lớn và đầy thử thách!

Đầu năm 2012, anh vui mừng cho biết là ông Dân biểu Sieng Nam (một chính khách có tên tuổi lớn ở Cambodia) đã hiểu được nguyện vọng của anh và khéo léo giới thiệu một số viên chức, nhân sĩ ở Siem Reap cùng anh đứng tên xin giấy phép hoạt động cho một hội thiện nguyện, được các luật sư Cambodia giúp đặt tên là Reliance of Humanity International Organization (gọi tắt là R.H.I.O.).

Tháng 5/2012, anh nhận được giấy phép hoạt động của Bộ Nội Vụ Vương quốc Cambodia cấp. Anh gom vật liệu xây cất còn dư lại đóng thành mấy chục bộ bàn ghế học sinh trông thô sơ đến tội nghiệp. Nhưng cái khó lớn hơn anh vượt qua không nổi là không thể tìm được Thầy, Cô nào chịu đến dạy học ở khuôn viên cái nhà kho nằm trong một khu ngoại ô hẻo lánh của tỉnh Siem Reap, với một khoản thù lao quá khiêm nhường là $100 USD/tháng. Niềm hy vọng của anh và một số gia đình có con nhỏ "dừng lại" và "đóng băng" ở hoàn cảnh đó.

Vào tháng 4/2013, khi có dịp qua Cambodia và đến thăm gia đình anh Đường ở tỉnh Siem Reap, chúng tôi hỏi lại dự định giáo dục thiện nguyện đã có. Anh dẫn chúng tôi đến một nhà kho và chỉ cho thấy đống bàn ghế tự chế bởi các vật liệu dư thừa từ các công trình xây dựng do anh đảm nhiệm. Hình ảnh đống bàn ghế thô sơ đang nằm đó chờ được sử dụng đã gợi cho chúng tôi một niềm ray rức.

Cảm nhận được hoàn cảnh đáng ưu tư này, các anh chị em Câu lạc bộ Hoa-Mai đã họp bàn sau đó và quyết định tiếp trợ cho Hội RHIO bước đầu để thành hình "trường học", mà bây giờ được mọi người gọi nôm na là "Trường Tín Nhân Quốc tế". Sau khi có sự đồng ý sơ khởi của Câu lạc bộ Hoa-Mai, anh Đường vui mừng tiến hành, tìm mướn một căn phố thuận tiện cho việc dạy học. Cũng nhờ sự giúp đỡ của ông Sieng Nam, Hội mướn được một căn trong dãy phố ở khu vực Borei Sieng Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 6-7 cây số về phía Đông, để làm trường. Đúng ra là đến nay "trường" này chỉ có thể gọi là "lớp" vì chưa có đủ ngân sách để mở thêm một lớp thứ hai.

Đống bàn ghế được chở về "trường", chùi rữa lại sạch sẽ và sơn phết lên vài lớp sơn cho sáng sủa hơn. Thấy bàn ghế được làm từ sắt chữ V và những miếng ván ép đầy sơ cây chôm chổm ở các góc cạnh, chúng tôi đề nghị thay đổi mặt bàn, ghế cho đẹp và an toàn hơn. Nhưng giá gỗ tốt bây giờ đắt quá, bọc "formica" cũng không nổi mà chi phí dự trù thì giới hạn nên cuối cùng thì đành chấp nhận "giải pháp" thích hợp nhất là tạm thời dùng băng keo "Dutch tapes" để dán bao che các góc ván ép đầy dằm nhọn bén.

Qua tờ bươm bướm giới thiệu và sự truyền miệng từ các gia đình Việt nam trong khu vực, các gia đình ở chung quanh lần lượt đem con đến xin ghi danh học.
Vào đầu tháng 6/2013, buổi học đầu tiên của Trường Tín Nhân được khai trương với hơn 30 em, rồi con số tăng nhanh lên. Vào thời điểm đầu tháng 9/2013, sĩ số học sinh là 45 em. Đến đây, trường phải từ chối nhận học sinh vì khả năng tài chánh không cho phép mở thêm lớp nữa. Một số nét về quá trình thành hình chương trình này đã được trình bày qua cuộc phỏng vấn của Ký giả Thanh Trúc (đài RFA) trong một chương trình phỏng vấn với anh Nguyễn Duy Đường vào tháng 9/2013
Địa điểm được mướn để  làm lớp học là một căn phố được thiết kế cho người buôn bán lẻ thuê mướn, hoặc sinh hoạt của một gia đình nhỏ, với một phòng vệ sinh và nhà bếp. Do không đủ chỗ để thiết kế phòng ăn riêng biệt, các em phải ngồi chồm hổm trong nhà bếp để dùng bữa cơm trưa. Sau khi ăn, các em nào khỏe thì ra sân chơi nhảy cò cò hay cút bắt -- hai trò chơi thường thấy nhất vì trường không có điều kiện mua bất cứ đồ chơi nào cho các em; còn những em nào mệt thì nằm ngủ ngay trên nền gạch, hay nằm gọn trên cái ghế dài giữa hai cái bàn học. Nhưng dường như khung cảnh đó cũng còn sạch và đẹp hơn những "căn nhà" ọp ẹp của các em nên trường chưa bao giờ bị các phụ huynh khiếu nại về tình trạng này.

Với chương trình dạy của trường Tín Nhân, các em được học và ăn bữa cơm trưa hoàn toàn miễn phí. Con em các gia đình khá nghèo khó được tặng thêm tập vở, quần áo. Các em được dạy 6 ngày trong tuần, mỗi ngày hai buổi, mỗi buổi 3 giờ đồng hồ. Chương trình tiếng Khmer dạy theo chương trình giáo dục của Cambodia. Lớp tiếng Anh và Việt ngữ là chương trình ngôn ngữ dạy cho các em biết đọc và viết.

Mỗi ngày, gia đình đưa các em đến trường bằng các phương tiện có được. Sau 3 giờ học buổi sáng, các em ăn trưa, nghỉ trưa và vào học lớp chiều.
Chi phí thực hiện bao gồm tiền phố, tiền điện nước (khoảng 200 USD/tháng), tiền thù lao cho 3 Thầy Cô giáo (mỗi giáo viên chỉ nhận $150 USD/tháng), và nấu buổi ăn trưa cho các em (trung bình khoảng 25 xu/em/ngày). Từ ngày khai giảng đến nay, Câu lạc bộ Hoa-Mai và một số thân hữu đóng góp cùng bảo trợ chi phí điều hành. Ngân khoản gần 1.000 mỹ kim mỗi tháng dành cho việc mở một trường dạy chữ 40 học sinh không phải là lớn, song cũng không nhỏ khi phải trang trải hằng tháng trong lâu dài. Để duy trì nỗ lực này, Hội không thể đưa lên vai một số mạnh thường quân khiêm nhường đang có. Từ đó, anh Nguyễn Duy Đường đã viết thư trần tình kính nhờ sự trợ giúp của bà con đồng bào ở khắp nơi. Vận mệnh "cái chữ" của mấy chục bé thơ này tùy thuộc vào lòng hảo tâm của những đồng bào ở khắp nơi. Anh chị em Câu lạc bộ Hoa-Mai băn khoăn, lo lắng không kém song cũng trấn an anh Đường: "Chúng tôi không dám bảo đảm là sẽ bảo trợ trường luôn có đủ ngân khoản để duy trì lớp học trong lâu dài, song sẽ cố gắng hết sức để giới thiệu nỗ lực này đến các đồng hương có lòng để kính nhờ sự đồng tâm tiếp giúp của mọi người."

Sau hơn nửa năm dạy học, đến nay thì những em vào học từ đầu đã có thể đọc, viết được khá nhiều tiếng Việt, Khmer và Anh ngữ. Đức dục của các em cũng đã tốt hơn rất nhiều so với hình ảnh những đứa trẻ vô học, ngỗ ngáo lúc ban đầu. Trường Tín Nhân cũng đã được chính quyền địa phương quan tâm về mặt an ninh và có sự hỗ trợ cụ thể một cách kín đáo. Thành công sơ khởi này là một khích lệ lớn lao cho nỗ lực đầy ý nghĩa vì tầng lớp tuổi thơ vô tội.
Vào đầu năm 2014, với sự khích lệ và yểm trợ của Hòa Thượng Thích Huyền Việt (trụ trì Chùa Liên Hoa), một số anh chị em thiện nguyện viên đã cùng với CLB Hoa-Mai tổ chức một bữa cơm gây quỹ mang tên Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng. Vui làm sao khi kết quả nhận được là 18.548 USD (sau khi trừ chi phí), bao gồm ngân khoản dành cho một vé phi cơ khứ hồi đi Cambodia do Hòa thượng Thích Huyền Việt yểm trợ. Mọi người an tâm là niềm vui và hy vọng của những đứa trẻ đáng thương này sẽ không bị vụt tắt bất ngờ. Bây giờ Hội đã có được ngân quỹ để duy trì lớp học cho những tháng còn lại của niên khóa này. Vấn đề còn lại là làm sao có thêm ngân quỹ để có thể mở rộng chương trình, vì nhiều em trong lớp 1 năm nay sẽ lên lớp 2 và trường sẽ phải có một lớp 1 mới vào đầu niên khóa tới. Không những thế, Hội cũng có thể mạnh dạn nghiên cứu việc trợ giúp tiền thù lao cho giáo viên một số lớp Việt ngữ thiện nguyện khác ở các tỉnh chung quanh.
Trường Tín Nhân RHIO không phải là nơi duy nhất dạy chữ cho các em ở Cambodia. Rải rác ở các tỉnh thành có đông người Việt tạm cư mưu sinh cũng có một số lớp học các cơ sở tôn giáo. Bên cạnh đó có một số lớp do Hội Việt Kiều dựng nên dưới sự chỉ đạo điều hành của Tòa Đại sứ hoặc Lãnh sự quán Việt Nam. Mỗi lớp có một hoàn cảnh riêng, một giới hạn riêng. Tuy nhiên, dù do ai chủ trương, các lớp học đều cần thiết để cho một số trẻ Việt được có may mắn học chữ. Vì nhiều lý do tế nhị, Hội Tín Nhân và CLBHM không thể hợp tác với các trường học trực thuộc nhà nước CSVN, song cũng không vì vậy mà chủ trương đối chọi hay gây mâu thuẫn. Bởi lẽ, nhu cầu giáo dục cho trẻ thơ VN ở xứ này quá lớn, và trong thực tế cần phải có thêm vài chục địa điểm dạy học khác nhau ở các tỉnh, thành nơi có đông người Việt sinh sống. Những đứa trẻ vô tội đã và đang là nạn nhân của một hoàn cảnh nghiệt ngã mà hiện thời chỉ có lòng nhân ái có thể giúp được cho các em, ít nhất là cho một số nào đó có cơ duyên ở gần những nơi có trường dạy học miễn phí.

Sự thành công của các lớp học thiện nguyện không thể thay đổi được vận mệnh và cuộc sống của hàng trăm ngàn đồng bào kém may mắn đang lưu lạc tìm sống một cách khốn khổ ở Xứ Chùa Tháp song nhờ được biết chữ, chắc chắn các em sẽ có được điều kiện mưu sinh khá hơn khi lớn lên, để không lâm vào những hoàn cảnh thương tâm, và cũng đỡ bị người bản xứ khinh thường. Hơn nữa, sự hiện diện của các lớp học dân lập được sự bảo trợ của người Việt tự do trên thế giới còn là một hình ảnh ý nghĩa nói lên tinh thần "lá lành đùm lá rách" của tập thể người Việt may mắn đến được các nước phương Tây với cuộc sống tiến bộ và sung túc.

Xin cảm ơn tất cả tấm lòng nhân ái đã cùng với Câu lạc bộ Hoa-Mai tạo dựng cho các em một niềm tin ở tình người, và ở tương lai.
Xin hãy ghé thăm các em khi có dịp đến Siem Reap, hay góp một phần bảo trợ để các em được an ủi là không bị bỏ quên trong cảnh lưu lạc khốn khổ đang có.
Xin cùng nhau góp một bàn tay nhân ái: CHO TUỔI THƠ NIỀM HY VỌNG!

Trân trọng chia sẻ và hy vọng!
Quảng Yên Nguyễn Công Bằng

* Cần biết thêm thông tin về chương trình dạy học thiện nguyện của Trường Tín Nhân,kính mời quý bạn đọc xem mạng: www.RHIO-school.net

** Muốn góp phần yểm trợ, xin liên lạc: anhtrinh@hoamai.us hoặc gửi chi phiếu bảo trợ đến:

HOA MAI CLUB: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601 (USA)

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com