Report of fundrasing event to help two former prisoners of conscience

Fundrasing event on April 5, 2014 in Houston, Texas.

Houston, TX (05/10/2014) – On May 1, 2014 the ViDan Foundation (VDF) transferred emergency support funds which raised for two former prisoners of conscience: Mr. Nguyen Huu Cau who had been jailed for 39 years for his non-violent against corruptions, and Mr. Dinh Dang Dinh who was environmental activist, blogger and former prisoner of conscience, was unjustly jailed in 2011 after starting a petition against a mining project and was diagnosed with cancer while in prison. Mr Dinh died at the age of 50 years old, shortly after his sudden release from jai.

After deducting organizing costs ($2,424.50), funds benefactors donated for Nguyen Huu Cau is $ 12,460.81 and for families of Teacher Dinh Dang Dinh is $12,740.81. Complete funding assistance for two families is $25,201.62 dollars was transferred on 01.05.2014 and received by a full report.

The funding attach and transfer requests help for Musicians Viet Khang, Blogger Huynh Ngoc Tuan, widow Nguy Van Tha and widow Nguyen Thanh Tri (totaling $600) has also sent to Vietnam on May 1, 2014.

On behalf ofthe Organizing Committee, we would like to thank the trust and support of nearly 400 enthusiastic donors; all of wholeheartedly Volunteers; Houston By Nite Restaurant, and all the media helped disseminate information about this fundraising event. In particular, the Organizing Committee respectfully thank the encouragement and support enthusiastically Thich Huyen Viet and the Interreligious Council of Houston (TX); Pastor Nguyen Ngoc Bao (Fresno, CA) in the same quarter canvassing boards Fresno (CA).

Details of the VDF’s activities and donor list is publishing at: www.hoamai.us

For contribution to VDF’s humanitarian programs please send check to:

VIDAN FOUNDATION INC.

P.O.Box 842064, Houston, TX 77284-2064

To donate via PAYPAL.COM please send toThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  (PayPal accepts payments by Credit Cards).

For more information please contact us at: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Let’s share in joy and care!

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Nhà văn Tưởng Năng Tiến hoàn tất ba tháng trải nghiệm vất vả ở Cambodia và tạm về Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/2015, tôi trở lại Cambodia tiếp nối các nỗ lực xây dựng chương trình trợ giúp giáo dục của ViDan Foundation (VDF) cho hơn 500 trẻ thơ Việt Nam kém may mắn sinh ra ở Xứ Chùa Tháp.

Chặng đầu của hành trình là trường Samaki ở làng Kandal (tỉnh Kampong Chhnang)

Một kỷ niệm với giáo viên Việt ngữ và một số học sinh trường Samaki. (Ảnh: VDF)

Khác với làng nổi ở tỉnh Siem Reap, một nơi nằm sát địa điểm du lịch Angkor Wat nổi tiếng thế giới và được khá nhiều đoàn ghé thăm, giúp đỡ... các làng nổi ở tỉnh Kampong Chhnang (phía cực Nam Biển Hồ) thiệt thòi hơn nhiều. Nhưng bù lại, mấy ngàn đồng bào kém may mắn ở đây có một món quà quý giá, hiếm hoi là ngôi trường khang trang do cộng đồng người Việt ở Tây Úc quyên góp xây dựng nên vào năm 2013. Hiện nay, đây là địa điểm dạy chữ Khmer và Việt Nam cho hơn 120 trẻ nghèo.

Khởi đầu từ tháng 7/2014, qua sự phối hợp với Minority Rights Organization (MIRO), một tổ chức NGO gốc Cambodia, ViDan Foundation đã có cơ hội bảo trợ chi phí tổ chức dạy học cho 95 trẻ thơ thuộc các gia đình nghèo khó ở làng Kandal và Chong Sok. Thời gian gần đây có thêm 30 em đang theo học lớp “mầm”, chuẩn bị học lớp 1 trong niên học tới, nâng sĩ số học sinh lên 125 em. Hiện tại, buổi sáng các em học tiếng Khmer, buổi chiều học tiếng Việt; với ba Thầy Cô giáo dạy tiếng Khmer, và hai Thầy giáo dạy tiếng Việt.

Lần này đến thăm trường rất vui vì từ các Thầy Cô đến một số viên chức bản xứ ở địa phương đều đã gặp mặt ở các chuyến trước, và đám học trò cũng đã quen mặt “Thầy”. Tôi chấp nhận cho đám học trò gọi bằng “Thầy” để tránh bị gọi là “Bác”.

Đoàn đến trường vào buổi trưa, lúc các lớp Miên ngữ đang dạy; và phát quà ngay cho các em. Quà chuyến này là cái cặp đựng tập vở loại đeo lưng (drawstring backpack) và một ít kẹo mang qua từ Hoa kỳ. Món quà thật nhỏ bé song các em đều vui mừng đón nhận, vì rất nhiều em đang phải tạm dùng bao nhựa để đựng tập viết.

Khác với thời gian đầu tiên, bây giờ các em đã có nước lọc uống, có thùng thuốc khẩn cấp (emergency first aid kit), và nhà vệ sinh có nước rất sạch sẻ. Đây là sự đóng góp riêng và âm thầm từ tấm lòng nhân hậu của nhà văn Tưởng Năng Tiến (một thành viên HĐQT của ViDan Foundation). Thiết nghĩ cũng cần chia sẻ thêm là trong suốt thời gian 3 tháng sinh hoạt ở Cambodia, anh TNT đã dốc toàn bộ khoản tiền nhuận bút có được (qua việc viết Blog cho RFA) và một phần lương hưu để giúp cải thiện sinh hoạt cho học sinh và các Thầy Cô giáo. Anh cũng đã trở thành ông “Thần Tài” của nhiều gia đình người Việt và Khmer nghèo khổ chung quanh các trường học do ViDan Foundation bảo trợ (ở hai tỉnh Kampong Chhnang và Prey Veng) qua những sự trợ giúp rất thiết thực.

Một sinh hoạt đáng khích lệ khác là trong buổi tiếp xúc ngày 3/4/2015, ông Huon Vorn (Đại diện chính quyền địa phương), và ông Prum Sary (Viên chức Sở Giáo dục tỉnh Kampong Chhnang) đã chính thức xác nhận là các em theo học ở đây được chính quyền địa phương cấp chứng nhận khai sinh Cambodia, và được tiếp tục học các lớp cao hơn sau này. Đây là một điều mừng vui lớn lao cho các gia đình phụ huynh học sinh, và cũng là một khích lệ cho Hiệp Hội. Thành quả này là sự vận động kiên trì và mạnh mẽ của tổ chức MIRO.

Bên cạnh những niềm vui trên là một số nhu cầu cải thiện sinh hoạt tại trường của các em. Ngay lần này, tôi đã cho xúc tiến ngay việc gắn 2 cái quạt trần lớn cho mỗi lớp học để các Thầy, trò đỡ khổ phần nào dưới cái nóng oi bức của mùa hè vùng nhiệt đới. Một nhu cầu khác là anh Út Ai, người tình nguyện nhiệm vụ “quản lý” cơ sở của trường đã khẩn khoản: Xin Hội ráng giúp tráng xi măng cái nền đất của trường để các em có sân chơi sạch sẻ!  “Dự án” này không lớn, chỉ vào khoản $1.000 mỹ kim thôi. Tuy nhiên, cho đến nay tôi chỉ dám hứa là sẽ trình bày lại với anh em quản trị Hội, vì ngân quỹ cho chương trình giáo dục vẫn đang còn thiết hụt, phải lo cho nhiều việc cùng lúc nên chưa thể quyết định ngay dù sân chơi này rất cần thiết cho những đứa trẻ mà cả cuộc đời thiếu nhi gần như không có một món đồ chơi nào cả. Chưa kể là Hội cũng đang phối hợp với hội Vietnam Compassion và HT Thích Không Tánh tiếp tục thực hiện chương trình phát quà vài lần mỗi năm cho hàng trăm trẻ thơ mắc bệnh ung bướu và người tàn tật, TPB-VNCH ở Việt Nam.

Sân chơi trường Samaki

“Sân chơi” ghồ ghề, đầy bụi bặm hiện nay của các em học sinh trường Samaki. (Ảnh: VDF)

Dù dân chơi này chỉ có thể sử dụng vào những tháng mùa khô thôi song đó là một nhu cầu vô cùng quan trọng cho sinh hoạt tinh thần của các em, vì đa số ở trên ghe, bè… hoàn toàn không có sân chơi nào khác ở chung quanh.

Chặng đường kế tiếp là các trường dạy Việt ngữ ở Neak Loeung (Hố Lương).

Ở khu vực này, Hiệp Hội đang bảo trợ cho hơn 360 trẻ thơ (ở ba làng) được đi học chữ Việt miễn phí, và trợ giúp phần nào cho một trường có hơn 60 trẻ ở một làng khác. Sĩ số học sinh ở đây tăng giảm bất thường vì hoàn cảnh công ăn việc làm của phụ huynh; nhất là sau khi cây cầu Neak Loeung đã hoàn thành và bến phà nơi đây ngưng hoạt động, khiến cho nhiều gia đình làm nghề bán hàng rong phải thất nghiệp.

Chương trình dạy Việt ngữ ở Hố Lương bắt đầu năm 2014, từ việc bảo trợ học phí cho gần 200 em ở trường học tư do thầy Lê Văn Hiển giảng dạy. Từ hơn 30 năm qua Thầy đã dạy tiếng Việt cho mấy ngàn học sinh, với một học phí tượng trưng là 200 riels (5 xu mỹ kim) cho một ngày học. Dù vậy, Thầy cho biết là vẫn thường xuyên có cảnh học trò xin “thiếu chịu” học phí vì cha mẹ bị bệnh bất ngờ, không có tiền để trả học phí.

Một đoạn chia sẻ trong thư của Thầy giáo Hiển gửi Hội.

….

Trong gần năm qua, nhờ sự yểm trợ nhiệt tình của đồng hương ở các nơi, Hiệp Hội đã bảo trợ toàn bộ chi phí dạy chữ cho hơn 95 trẻ thơ ở trường Samaki. Kể từ niên học tới (bắt đầu vào tháng 9/2015), trường Samaki sẽ có thêm một lớp nữa. Với chiều hướng sĩ số học sinh xin ghi danh đi học miễn phí có khuynh hướng tăng nhanh ở Neak Loeung, sĩ số học sinh ở Neak Loeueng có thể sẽ tăng lên trên 450 trong một thời gian không xa.

Làm sao có đủ ngân quỹ để duy trì và phát triển các chương trình đang có quả là nỗi lo không nhỏ cho những Thầy Cô đang giảng dạy, và những “Thầy, Cô” đang làm “nhiệm vụ xin tiền” cho các em đi học. Ngân quỹ cần thiết cho mỗi năm đã tăng lên hơn 40 ngàn mỹ kim.

Cuối cùng, do đã “lỡ” đi thăm các làng nổi và xóm nghèo ở tỉnh Pursat, lòng tôi vẫn canh cánh nỗi ưu tư là làm sao để giúp được những đồng bào ở vùng xa xôi, hẻo lánh này; đặc biệt là đám trẻ.

Một góc ngôi trường nổi đang bị hư hại nặng. (Ảnh: VDF)

Hiện nay, ngôi trường dành cho 140 học sinh đang cần phải được thay bè tre (đặt dưới nước để nâng trường nổi lên) trước mùa mưa giông, nước nổi vào vài tháng tới.  Nếu không sửa chữa kịp, rất có thể là ngôi trường này sẽ phải đóng cửa vì có thể bị nghiêng, chìm một phần. Kinh phí tân trang khoảng $3.000 mỹ kim để mua 100 thùng phuy nhựa có độ bền trên 25 năm (thay vì bè tre mới chỉ có thể dùng trong khoảng 4 năm) và tiền công sửa chữa.

Những đồng bào khốn khổ ở đây chỉ xin tiền sửa trường chứ không dám xin thêm “tiền lương” cho Thầy Tâm, vốn chỉ có $120 mỹ kim một tháng.

Trong vùng này có hai ngôi trường nổi đang cùng chung hoàn cảnh đáng lo như nhau.

***

Về lại Hoa Kỳ thấy cảnh trẻ con ở đây, kể cả những đứa trẻ thuộc các gia đình người Mễ nhập cư bất hợp pháp, đi học hằng ngày với đầy đủ phương tiện giáo dục của một nước văn minh, lòng tôi thấy xót xa dùm cho những đứa trẻ Việt Nam thuộc hàng chục ngàn gia đình thuộc dạng (stateless) đang sống lưu lạc khốn khổ ở một xứ sở gần sát quê hương mình. Cùng là con người mà rõ ràng là hai thân phận, tương lai hoàn toàn khác nhau, tương phản như biểu hiện của sự may mắn đối với bất hạnh.

Hầu hết các cháu không mơ ước trở thành bác sĩ, kỹ sư… mà chỉ muốn được biết chữ để đi học một nghề mưu sinh, thoát khỏi “nghề cá” càng ngày càng “khó kiếm ăn”, hay cảnh bán sức lao động thật rẻ tiền để đổi lấy miếng cơm như cha mẹ chúng đang vất vả hằng ngày ở những khu lao động bình dân. Biết chữ cũng để không bị người bản xứ khinh thường hay lạm dụng. Ước mơ đó giản dị đến tội nghiệp nhưng vẫn đã và đang là quá lớn với hàng chục ngàn đứa trẻ ở đây.

Hy vọng sao cảnh trạng bần cùng, khổ sở của hàng trăm ngàn đồng bào đang lưu lạc ở Xứ Chùa Tháp, đặc biệt là đám trẻ bất hạnh, sẽ được nhiều đồng hương biết đến để cùng chia sẻ.

Hy vọng sao sẽ có thêm nhiều tổ chức thiện nguyện người Việt cùng chí hướng sớm đến Cambodia để thực hiện các chương trình trợ giúp thiết thực cho những đồng bào kém may mắn nhất ở đây.

Tường trình sau chuyến thăm Cambodia (Tháng 4/2015)

Nguyễn Công Bằng (VDF)

eMail: congbang@vidan.us

 

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com