Ráng giúp cho người thiếu ăn được ấm lòng

Vào ngày 05-07-2019, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã đại diện ViDan Foundation (VDF) phát 3.000 kg gạo cho 150 gia đình nghèo khó ở làng Phsar Chhnang, tỉnh Kampong Chhnang (Cambodia). Chuyến phát gạo kỳ này được sự bảo trợ của gia đình ông bà Hồ  Minh & Châu (ở Westminster, CA).

072019 VDF FreeRice p00
NV Tưởng Năng Tiến chào đón bà con đồng bào tập họp chờ nhận gạo.

Song song với cuộc phát gạo, anh Tưởng Năng Tiến đã đại diện ủy lạo năm Thầy Cô trường Samaki, phát quà cho 140 cháu học sinh, và dép cho 20 cháu học sinh nghèo vốn không có được một đôi dép đi học.  Ngân khoản ủy lạo và phát quà được bảo trợ bởi Quỹ Giáo Dục của VDF.

   072019 VDF FreeRice Group 1 072019 VDF FreeRice Group 2Lần phát gạo nào cũng đều gặp lại cảnh quen thuộc:

nhiều trẻ nhỏ đem phiếu đến lãnh gạo cho gia đình (vì cha mẹ bận đi lưới cá, làm công…)

Đây là lần phát gạo từ thiện thứ 11 trong sáu năm qua; lần nhiều nhất là 8 tấn và ít nhất cũng được hơn 2 tấn.

Theo thông lệ, mỗi khi có ngân khoản bảo trợ, các thân hữu thiện nguyện viên ở Cambodia phối hợp với người Việt đại diện khu vực và chính quyền bản xứ ở địa phương, đồng tiến hành việc phát phiếu lãnh gạo trực tiếp cho từng gia đình. Hiệp Hội cũng thường trợ giúp thêm cho một số gia đình người Khmer nghèo khó sống cùng khu vực. Sự san sẻ nhiệt tình này đã tạo thêm sự cảm thông, gần gũi giữa người bản xứ và bà con đồng bào người Việt. Bởi lẽ, tinh thần từ thiện không những không phân biệt sắc tộc, tôn giáo… mà cũng vì người mình đang lưu lạc sinh sống nhờ vả đất nước người ta…

Khi bắt đầu chương trình trợ giúp giáo dục cho số trẻ nghèo vô tổ quốc và thất học ở Xứ Chùa Tháp năm 2013, phát gạo từ thiện chỉ là một nghĩa cử chia sẻ, vì thiệt tình là lúc đó Hội không biết lấy gì khác làm quà cho những gia đình bà con đồng bào khốn khổ này. Nhưng nỗi vui mừng to lớn của những gia đình có đông con khi nhận được món quà từ thiện, đặc biệt là của những người gia neo đơn, cho thấy ý nghĩa không ngờ của một bao gạo trị giá chỉ khoảng hơn 10 mỹ kim.

Kỷ niệm sâu sắc nhất trong hai lần phát gạo từ thiện (cách nhau  hơn 16 năm) đã giúp tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa cái “đói” của những người nghèo khó. Cái đói của người nghèo thiếu ăn KHÁC cái đói của người giàu sang, đầy đủ. Với những người không bị nghèo khó, cái cảm giác đói là phản ứng bình thường của cơ thể khi cần thêm thức ăn sau một khoản thời gian nào đó. Với những người nghèo khổ khốn khó triền miên, đói là một cảm nhận dồn nén, nối liền bởi nhiều ngày ăn không đủ no.

Lần đầu là cuộc phát gạo từ thiện ở một vùng xa tỉnh Bình Định năm 1997. Hình ảnh một bà lão ngồi giữa sân nắng ôm giữ bao gạo vừa nhận được đã đáng ngạc nhiên nhưng không bằng câu trả lời của bà khi được hỏi tại sao phải ôm giữ bao gạo: “Tôi sợ bị người ta lấy mất… nhà tôi chưa bao giờ có được bao gạo lớn như vầy, ông à!” Và đó chỉ là một bao gạo 15kg!

Lần thứ hai xảy ra ở một làng nổi vùng Siem Reap (Cambodia) năm 2013: Ông Cụ nhận bao gạo 20 kg đã ríu rít xá lạy, cảm ơn.... Khi ngạc nhiên hỏi tại sao… thì Ông nói ngay: ”Dạ, mừng quá! Tui đâu có tiền mua nhiều gạo như vầy đâu! Già rồi … lấy tiền đâu mà mua nhiều gạo một lúc… Chỉ có đủ tiền mua gạo một lần cho hai ba ngày thôi… Cảm ơn ông. Cảm ơn ông!”

Từ đó, đã có những cuộc bảo trợ để VDF phát gạo từ thiện cho vài trăm gia đình mỗi lần. Trung bình chi phí phát mỗi tấn (1.000 kg) gạo ngon chỉ có khoảng $650 mỹ kim (bao gồm cả tiền bao bì, chuyên chở từ vựa đến khu phân phát).

Hiệp Hội cũng khuyến khích các thân hữu có dịp đi du lịch xứ Chùa Tháp hãy ghé thăm và trực tiếp trợ giúp, an ủi các gia đình bà con đồng bào ở những vùng sâu xa. Nhờ vậy, đã có những chuyến phát gạo và nhu yếu phẩm được tổ chức với sự yểm trợ của VDF.  Có chuyến được những anh chị em thiện nguyện đầy tâm huyết từ trong nước sang góp công sức phân phối. Lần nhiều nhất là hơn 400 gia đình ở tỉnh Pursat với hơn 8 tấn gạo.

Kỳ này, nhân dịp cuộc phát gạo tổ chức ở phía dưới sàn trường Samaki (trường do đồng hương Úc Châu góp tiền xây dựng), Hiệp Hội đã chuẩn bị quà cho 140 học sinh Việt và Khmer tại đây.

Phát quà cho 140 học sinh trường Samaki

Lần trước quà của các em là bộ đồng phục, tập vở và bánh kẹo. Lần này món quà chỉ là hộp bánh và chục cục kẹo song đó là niềm vui không nhỏ của những đứa trẻ sống ở vùng quê xa xôi hẻo lánh vốn thiếu thốn đủ thứ, thậm chí nhiều thứ rất bình thường với trẻ ở thành thị Cambodia mà các em cũng không có – như đồ chơi nhựa, sách vở, phim ảnh…

Điểm vui đáng chú ý là lần này, khi cuộc phát gạo sắp được tổ chức, cô giáo ở địa phương cho biết là “…ở trường hiện có 20 em học sinh gia đình nghèo KHÔNG có dép mang như bạn bè… nếu được, xin Hội giúp cho…”.

Thử Dép

Nôn nao thử dép mới

Và chỉ hơn  mỹ kim, mỗi em đã có được một đôi dép mới –niềm vui và tự tin hiện rõ trên từng gương mặt bé thơ, cũng giống như niềm vui khi nhận được bộ đồng phục mới do Hiệp Hội tặng cho mỗi năm.

Nhà văn Tưởng Năng Tiến – người viết phiếm luận dí dỏm có “sức công phá như chất nổ TNT” – cũng không giấu được cảm xúc: “… Cảm động nhứt là khi nhìn mấy đứa nhỏ chân trần được phát đôi dép mới. Tui cũng lui tới cái trường này cả chục lần chớ đâu phải ít, vậy mà không để ý là có mấy đứa nhỏ phải đi chân không vì nhà nghèo quá.”

Cảm nhận bất chợt của nhà văn Tưởng Năng Tiến, thật ra không có gì đáng ngạc nhiên với những người Việt sống lâu năm ở những nơi chốn xa xôi… Ngoài giờ học ở trường, không gian sinh hoạt, vui chơi của hầu hết đám trẻ chỉ là 5-7 mét vuông cái sàn nhà nổi, có khi chỉ là một chiếc ghe thôi. Bò tới bò lui cũng chỉ có bấy nhiêu thôi! Chung quanh “nhà” là nước: Nước cho ghe nương tựa, nước giúp đi lại dễ dàng, nước để tắm, nước để đùa chơi, và nước cũng để… uống! Do vậy, đôi dép mới chắc chỉ được dùng để… đi học thôi!

Child FloatingHome 2014

Bé thơ và mái nhà lênh đênh

072019 ChildrenDriveTheBoat 2

Chèo ghe đi thăm bạn

Muốn đi chơi xa hơn thì chèo, bơi hay lội sang bè hàng xóm. Cũng may là trẻ ở Biển Hồ nhảy xuống nước thì lội như… nhái -- không sợ bị chết chìm.

Vì những hình ảnh khổ tâm như vậy, nhà văn Tưởng Năng Tiến, dù đang phiêu bạt ở bất cứ nơi nào song khi biết có người bảo trợ là sẵn sàng thu xếp để sang Cambodia cùng với các thiện nguyện viên tổ chức phát gạo, phát quà. Anh tin rằng, sự hiện diện để trao những món quà ân tình này có ý nghĩa đặc biệt, không thể bỏ qua được.

Của cho không bằng cách cho! Với phong thái bình dị, vui vẻ trong suốt những chuyến đi, anh thể hiện được tinh thần chia sẻ vì tình đồng bào -- không phải là sự bố thí của người dư của dành cho người khốn khó.

Đáng trân trọng hơn nữa, anh luôn tự đài thọ  mọi chi phí di chuyển, cư trú của các chuyến đi; và sẵn sàng âm thầm chi trả thêm một số khoản chi phí ngoài dự toán  của Hội. Đối với anh, đó là niềm vui: The Joy of giving! Đối với những người đồng hành cùng anh, đó là một tinh thần đáng trân trọng.

***

Thêm một chuyến phát gạo từ thiện đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Thay mặt cho 150 gia đình bà con đồng bào người Việt và một số người nghèo bản xứ, xin chân thành tri ân sự tin tưởng và chia sẻ quý báu của anh chị Hồ Minh & Châu.

Xin cảm ơn quý Đồng hương đã liên tục yểm trợ cho ngân quỹ hoạt động của ViDan Foundation, để Hiệp Hội có điều kiện tiếp tục thực hiện các chương trình trợ giúp giáo dục, xã hội dành cho hàng ngàn bà con đồng bào kém may mắn ở Cambodia và Việt Nam.

Xin cùng nhau tiếp tục góp một bàn tay nhân ái!

Trân trọng và hy vọng.

Nguyễn Công Bằng (VDF)


Mọi thắc mắc xin liên lạc Vidan Foundation qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc qua điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến:

               ViDan Foundation Inc.: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601 (USA)

Trợ giúp tài chánh có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay QuickPay, bằng địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

(Mọi sự trợ giúp được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang – Federal Tax-Deductible Receipts)

www.vidan.us

 


 

Make more effort to help the hungry feel comforted

On July 5th of 2019, writer Tuong Nang Tien, the ambassador of the ViDan Foundation, came to Phsar Chhnang village, of Kampong Chnang province, Cambodia. His mission was to distribute 3,000 kg of rice to 150 extremely poor families resided in this region. The rice purchase was made possible thanks to the generosity of Mr. and Mrs. Ho Minh & Chau of Westminster, California.

This was the eleventh time the ViDan Foundation able to provide much-needed food to the poor villagers in a short span of six years, from 2013 to 2019. This effort was a collaboration among the Vietnamese volunteers in Cambodia, the Vietnamese representatives of the region, and the local Cambodian government. The rice distribution also included the poor local Khmer villagers whose situations were not much different from the stateless Vietnamese. The generosity of the Foundation has helped develop a warm connection between the people of Vietnam and Cambodia. After all, good hearts have never denied anyone, and love has never had a boundary…

When the endeavor first started in 2013, the focus of the ViDan Foundation has been the education of the children. As such, offering rice was an extra gesture dedicated to the parents of the school children. Rice has always been a staple food of all Vietnamese so giving rice was the perfect move, that was the initial thought of the ViDan founders. Confronted with the enormous response toward the act of giving rice, and witnessing the overwhelming gratitude of large families, or the deep appreciation expressed by a lonely elderly, the Foundation, more than ever, realized the deep impact of a bag of rice that cost a little over ten US dollars on these families of Bien Ho region.

They are constantly hungry… but this is a type of hunger that causes a permanent lack of food. They never have enough to eat. They always have to push down the feeling of hunger, need to bottle it up, push it aside… day after day… until they no longer have the strength to do this inhumane task… “ … an old gentleman received a 20-kg bag of rice, he was beside himself, kept on thanking and bowing, clutching and hugging his bag of rice … when asked why, he then answered, I have never had enough money to buy that much, only enough just for a couple of days… Thank you! thank you so much, sir!” From that time on, ViDan Foundation has been able to distribute rice to several hundreds of families each time with a median distribution of 1,000 kg of rice costing $650.00 with everything included such as freight charge, bagging, and shipping.

These poor people live in many villages, floating along the shore of Bien Ho. Their houses are small, decrepit drifting shacks, made of any type of materials handily held together by means of resourcefulness and displayed a fair amount of imagination. They fish when natural conditions are favorable. They work meager jobs. They sell dried fish and handmade items. They do anything possible to survive day by day. They are hard-working folks who are desperately yearning for a better future for their children and grandchildren. The kids are playing innocently with each other. They wander around the “house”, a mere 5 or 7 square meters, they swim… thankfully they can swim, as good as any aquatic creatures in the water surrounding their living quarters, they skillfully maneuver their boats to go see friends for a play day… All of that represents the everyday activity of some young kids in these villages after spending time at school.

The classroom set-up of these stateless children is not what can be qualified as conventional or usual. Unlike classrooms of Vietnamese kids in Viet Nam or elsewhere in the world, these poor children only have the opportunity to learn how to read, to write, and to do simple math which includes addition, subtraction, multiplication, and division. The lack of a birth certificate prevents them from ever have a chance to pursue a higher learning option in Cambodia. But they are truly bright, these children, their faces reflect the excitement, the eagerness to study, they long for education as a washed ashore fish craving for water. Without any kind of recognition of their existence by the kingdom of Cambodia, these poor offspring will have to share the same faith as the previous generations, hunkered down for a life of poverty, misery, and surely no tomorrow.

Even so, these kids are the lucky ones that can go to school. So many others of the same generation cannot afford that luxury just because they have to work alongside their parents, or sometimes alone, to procure some food for the family.

As time goes by, the school children play and dream simple dreams, wish simple wish… The dreams are humble and small, but still out of reach for a multitude of young kids of all ages. They dream of leaning “cái chữ”, which means “the word”, in a simple school with a teacher and maybe a few tables? If not, sitting on the floor would be just fine…

 Hold dear and wish hard for your dreams, little ones! It may become reality one day…

They are so poor that the idea of receiving gifts has never crossed their innocent minds, not even a fleeting thought. As an adult looking at these small children, seeing them walking barefooted in muddy water, it is really our own thoughts that reflect in something like this “… Maybe a pair of footwear for them … that would be so nice! Walking around barefooted can be a bit hard for the kids… Wish we could give them something … maybe small notebooks… a candy or two would make them so happy… They really have nothing at all …”. Fortunately for these kids, such an adult took shape in one of their teachers, and she wrote in her letter to the Foundation, “… we have about 20 school pupils that could not afford any footwear. If possible, could you please provide some for them…”

Therefore, together with rice delivery, Mr. Tuong Nang Tien, on the behalf of the ViDan Foundation, also compensated the teachers of the Samaki school. Mr. Tien presented gifts to 140 school children, both Vietnamese and Khmer, and gave 20 pairs of sandals to kids in need of shoes. The funds disbursed in these events were drawn from the educational fund of the ViDan Foundation.

The gifts for the children this time included a box of cookies and a dozen candies. They meant the world to the kids! And the new footwears, the way they looked at the new sandals and the gifts, you could see the happiness, the pride, and the confidence reflecting on their faces. Mr. Tuong Nang Tien, as true as his initial TNT, just delivered a formidable explosion, but an explosion of happiness for the downtrodden children of Bien Ho.

Kudo to Mr. TNT, who is always ready to step up on short notice, no matter where he would be, as long as some generous donations come along so that he could volunteer his times and efforts. Moreover, Mr. Tuong Nang Tien always absorbs his own expenses from airplane tickets to housing accommodation, even quietly shares paying any unplanned costs that sometimes occurred during the charity journey. To him, visiting these poor stateless Vietnamese and providing them with sustenance is a reward “The Joy of Giving”. He truly is a valuable companion to his fellow good Samaritans.


Article reviewed by Que-Chi Truong-Bolduc
Massachusetts General Hospital and Harvard Medical School, United States.

 

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Thấm thoát mới đó mà lớp học của trường Tín Nhân ở tỉnh Xiêm Riệp đã khai giảng được bốn tháng rồi. Một phần ba năm trời đã trôi qua với bao niềm vui, nỗi buồn trộn lẫn với nhau. Vui ít, buồn nhiều. Buồn cho thực tế cuộc sống của người dân chúng ta ở xứ Chùa Tháp này.

 Cảnh một phụ nữ Việt đi thu lượm ve chai ở Siêm Reap

Mấy chục năm qua chưa thấy ai quan tâm, lo lắng gì cho họ. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác lưu lạc xứ này nhưng cuộc sống của đa số vẫn vậy. Từ thời xưa cho đến bây giờ, hầu hết phải làm lụng quần quật, lam lũ nhọc nhằn mà chẳng có đủ được cái ăn, cái mặc. Gia đình nào cũng muốn được an cư lạc nghiệp nhưng ít ai ở đâu được lâu. Có công việc làm mướn được vài tháng rồi hết, phải đi sang vùng khác. Nhưng đi lại thì nơm nớp lo sợ vì giấy tờ hợp pháp không có. Lo sợ nhất là nền chính trị thay đổi. Nếu nhà cai trị mới có chính sách ngược đãi người Việt thì họ sẽ đi đâu, về đâu? Đã nghèo mà lại không yên ổn mần ăn, thì làm sao cuộc sống của họ khỏi nghèo sao được. Cha ông ta có câu: An cư mới lập nghiệp. Nhưng nơi ở không an tâm, làm sao lập nghiệp mần ăn. Có người vô tình hỏi sao các anh chị không về xứ đi? Về xứ ư? Xứ ở nơi nào? Quê ở đâu? Xứ tôi đầy kẻ ác! Quê Tôi đầy bóng giặc. Chúng tôi về đó còn khó khăn làm ăn hơn là ở cái xứ nghèo này.

Trở lại với những đứa học trò nhỏ bé... Chúng luôn hồn nhiên nô đùa, chẳng biết điều gì sẽ đến với chúng trong nay mai. Song chúng vẫn còn sung sướng hơn, hàng trăm ngàn đứa trẻ khác đang lam lũ cùng cha mẹ ở nhà, hay lăn lóc ở công trình xây dựng mà cha mẹ nó đang làm mướn, ở những trại mộc bay đầy bụi cây, ở những thùng rác đầy mùi hôi thối bốc lên, v.v…

 Miên man tôi nhớ lại mấy câu:

  Một mẹ cùng ba con
  Lân la bên đường nọ
  Đứa bé ôm trong lòng
  Đứa lớn tay xách giỏ
  Trong giỏ đựng những gì?
  Mớ rau lẫn tấm cám
  Nửa ngày bụng vẫn không
  Aó quần vẻ co giùn
  Gặp người không dám nhìn
  Lệ sa vạt áo ướt
  Mấy con vẫn cười đùa
  Biết đâu lòng Mẹ xót
  Lòng mẹ xót vì sao?
  Đói kém phải phiêu bạt
  Nơi đây mùa khá hơn
  Gía gạo không đắt lắm
  Nhưng một người làm thuê
  Nuôi bốn miệng sao nổi
  Lần phố xin miếng ăn
  Cách ấy đâu được mãi
  Chết lăn rãnh đến nơi
  Thịt da béo cầy sói ...

Tạo hóa sanh ra là mỗi người đều được quyền bình đẳng như nhau. Vậy mà sao Dân Việt tôi ở nơi này lại lam lũ vất vả như thế !

  Ai ơi bưng bát cơm đầy
  Dẻo thơm mấy hạt, nhớ con Tôi nơi này
  Nhớ con tôi đang cực khổ nơi đây
  Cho tôi một chén, tôi chia đều cho con!

Đã bao lần tôi van nài kêu xin song không biết rồi đây ai sẽ đến với 45 đứa trẻ ngây thơ khờ dại của tôi nơi này?!!

  Tôi muốn viết, viết nhiều, viết nữa
  Nhưng lòng tôi cứ, lạnh lẻo không nguôi
  Trời đã sang xuân sao cứ bùi ngùi
  Muôn giá lạnh, gây thêm phần tê tái.

Trường Tín Nhân Tỉnh Xiêm Riệp, có phát triển, tồn tại lâu dài là nhờ ở tấm lòng của các nhà hảo tâm trên toàn thế giới. Rất chân thành cảm ơn, những ai đã ghé trang nhà chúng tôi: www.RHIO-school.net

   Trường Tín Nhân Tỉnh Xiêm Riệp

    NGUYỄN DUY ĐƯỜNG

Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com