Lần nữa, quà cho trẻ  Việt ở Biển Hồ

- Đợt quà cuối năm 2020 (VDF)

Sau hai chuyến cứu trợ khẩn cấp vào tháng 8tháng 9 năm 2020 ở các tỉnh Pursat, Kampong Chhnang và Siem Reap, Hiệp hội ViDan Foundation tiếp tục phát quà cho gần năm trăm trẻ thuộc năm trường dân lập do ViDan Foundation bảo trợ ở các tỉnh Pursat, Kampong Chhnang và Prey Veng.

Oct20 GiftPix 01

Một phần quang cảnh các buổi phát quà ở các trường

QUÀ CÓ GÌ?

Mỗi năm, tối thiểu là hai lần, ViDan Foundation phát quà cho trẻ. Món quà cũng như những lần trước: 1 bộ đồng phục, 5 cuốn tập, 2 cây viết mực, 8 cây viết chì, 1 cái chuốt viết chì , 1 cái cặp nilon đựng tập vở đi học, và một hộp bánh kẹo.

Oct20 GiftPix 02

Mỗi phần quà cho trẻ trị giá khoảng $12.00. Món quà có thể rất tầm thường với đa số trẻ em ở nhiều nước khác, kể cả trẻ thơ ở Việt Nam, song đối với đám trẻ Việt ở Cambodia, đó niềm vui không nhỏ. Bởi lẽ, theo lời các cộng tác viên tại địa phương, ngoại trừ quà của ViDan Foundation, trẻ ở một số làng nổi quá xa xôi, hẻo lánh (như các trường này) thường rất ít khi được may mắn có đoàn khác đến thăm.

 QUÀ TINH THẦN

Niềm vui khác lớn hơn nữa là: Cũng vào thời điểm cuối tam cá nguyệt này, Hội cũng đã có đủ ngân quỹ để tiếp tục tặng cho các em món quà cao quý: Chương trình học chữ cho suốt ba tháng kế tiếp.

Món quà đó là sự bảo trợ của các thân hữu hảo tâm chuyển quý Thầy Cô: khoản thù lao cho ba tháng dầy công dạy dỗ các cháu. Với lượng thời giờ và công lao dạy dỗ của quý Thầy Cô, anh chị em điều hành ViDan Foundation hiểu rằng ngân khoản đó không thể gọi là "lương", vì $150/tháng là mức thù lao quá nhỏ bé, ngay cả với một nước đang phát triển như Cambodia. Nhưng đến nay, do Quỹ Hỗ Trợ Giáo Dục của Hiệp Hội vẫn chưa thể tăng cao hơn nên Hội vẫn phải giữ mức thù lao đang có, và cố gắng gom góp để bảo trợ từng mỗi ba tháng một.

Dạy học cho trẻ ở Biển Hồ và những làng ven sông vùng hạ lưu đòi hỏi một sự chịu đựng và lòng kiên nhẫn không nhỏ. Môi trường khắc nghiệt và cuộc sống cơ cực ở những làng nổi xa xôi này chỉ có thể thích hợp cho những người lớn lên hay sống lâu năm ở đó. Với đám trẻ, mỗi lớp có đủ hạng tuổi, thậm chí có khi cách nhau đến gần 10 năm. Có đứa ở tuổi đúng ra đã vào bậc Trung học nhưng chỉ mới bước vào học lớp vỡ lòng. Cùng lúc, không ít trẻ mới học được dăm chữ rồi phải đi theo sự di chuyển vì mưu sinh của gia đình, sống qua nhiều nơi không có trường Việt ngữ, đến khi gặp được trường thì đã lớn hơn tuổi nhập học lớp một rất nhiều. Do vậy, mới có câu nói quen thuộc: "Học được chữ nào hay chữ nấy, dù chỉ là nửa chữ...".

Một khó khăn tế nhị khác là nhiều gia đình, hoặc bận lo việc kiếm cơm, hoặc chính bản thân cha mẹ cũng đã không được có cơ hội đến trường, nên cũng không thể dạy thêm cho con cái trong thời gian tạm trú ở những nơi không có trường lớp.

VIỆC HỌC HÀNH

Tại tỉnh Pursat, ba trường nỗi là Kor Ka'Ek, Anglung Raing, Pat Sandaiy đều do ViDan Foundation xây dựng, với sự bảo trợ tài chánh của chị Kim Bintliff ở Houston, TX.

Tại tỉnh Kampong Chhnang có hai trường cách nhau khá xa: Trường Samaki (do người Việt ở Tây Úc xây dựng) ở Kandal - Chong Koh, học sinh Việt cùng chung học với trẻ bản xứ; và trường dân lập An Hòa ở làng Bến Ván thuộc quận Kampong Prasat (do ViDan Foundation hỗ trợ thành lập, với sự bảo trợ của chị Kim Bintliff).

Tại tỉnh Prey Veng, sau một thời gian gián đoạn vì thiếu giáo viên và bị hư hại nặng, trường Bati nay đang được tu sửa, chỉnh trang.

Oct20 Bati Renovation

Hội dự trù sẽ tiếp tục chương trình dạy Việt ngữ cho hơn 70 cháu trong khoảng trung tuần tháng 11/2020.

Các trường của ViDan Foundation dạy gần như suốt năm: 6 ngày/tuần, 52 tuần/năm. Lý do phải dạy suốt là do sự hiện diện của các cháu có thể thay đổi bất ngờ, tùy theo hoàn cảnh mưu sinh của cha mẹ. Với những gia đình hoàn toàn không có điều kiện làm ăn độc lập (làm cá, bán hàng rong v.v...) mà phải sống bằng "nghề làm mướn" thì thường phải luôn thay đổi chỗ ở, tùy theo việc làm mới tìm được. Do vậy, sự học hành của các cháu thuộc các gia đình nghèo khó này thường bị gián đoạn. Do lý do đó, ViDan Foundation chủ trương dạy học không nghỉ hè để các cháu có thể học được nhiều giờ nhất theo điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.

Với đám trẻ, đi học còn là sinh hoạt hữu ích và lành mạnh khi mà ngoài đi học ra, các cháu, không phải theo cha mẹ đi làm cá. Đi học vừa biết chữ, vừa vui, và nhờ đi học, được mặc đồ mới, được nhận kẹo bánh, tập vở, bút viết, đồng phục mỗi năm hai lần.

Phụ Mẹ Chèo Ghe Bán chuối

Phụ Mẹ Chèo Ghe Bán chuối

Theo Cha đi câu

Theo Cha đi câu

Đến nay, chương trình dạy chữ của ViDan Foundation chỉ có thể dạy đến "lớp 3", theo cách phân lớp của Thầy Cô phụ trách. Tuy giờ học mỗi lớp chỉ có 2.5 giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng cũng có một số học trò xin học 1.5 giờ thôi để... đi "chặt cá" (công việc làm sạch đầu đuôi cá cho những chủ vựa làm mắm bồ-hóc) để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Người cộng tác viên của Hội còn cho biết thêm: "Trường không thể mở dạy buổi chiều được vì phần lớn tụi nhỏ phải về giữ nhà, coi em... cho cha mẹ đi làm cá, làm công... Có nhiều đứa phải đi phụ giúp cha mẹ đi giăng lưới, bắt cá...".

Tội nghiệp là do dang nắng nhiều nên lắm đứa đen thủi đen thui,  không khác gì trẻ bản xứ. Những đứa trẻ "phong trần" này biểu hiện cuộc sống khốn khổ của những người Việt không có quê hương.

VIỆC VUI CHƠI

Việc học, việc làm của đám trẻ là vậy! Còn việc "chơi"?

Khi Hội có ý muốn tạo sân chơi hoặc giờ chơi cho các cháu, thì trở ngại là không ai biết làm sao và để làm chi?!! Với hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngả của phần lớn gia đình khốn khó, việc làm sao có đủ ăn, làm sao để cái bè còn nổi đủ để nâng "căn nhà" khỏi bị chìm xuống nước đã là những nhu cầu to lớn cần phải lo lắng hằng ngày. Việc chơi đùa của đám trẻ, do vậy, dường như là một thứ nhu cầu không thiết yếu.

CheoXuong

10 20 CheoXuong2

Và do vậy, đi học có lẽ là thời gian thảnh thơi, vui vẻ nhất. Ngoài ra, thú vui đùa tự do nhất vẫn luôn là... nhảy xuống Biển Hồ để tắm lội, bao lâu cũng được. Thú vui khác là chèo xuồng, bơi thúng...

Mỗi lần đến thăm, số học sinh không mặc đồng phục thì thường là những cháu mới đến lớp, hoặc tuy đã học khá lâu, có đồng phục rồi nhưng vẫn không dám mặc vì... "sợ nó bị cũ". Và Thầy Cô giáo biết ý nên chỉ yêu cầu tất cả mặc đồng phục vào mỗi ngày Thứ Sáu, để đồng phục "lâu bị cũ".

Điều may mắn đáng mừng vui là dù biết chữ hay không, trẻ Việt ở Cambodia đều có thể nói tiếng Việt rất sỏi, kể cả thế hệ thứ ba, thứ tư sinh ra ở xứ Chùa Tháp này.

MÓN QUÀ HY VỌNG SẼ CÓ...

Hiện nay, hầu hết các cháu đều phải dùng "cặp nilon" rất đơn sơ do Hội tặng cho mỗi khi phát quà.

backpack sample
Hội dự tính, vào khoảng thời gian trước Tết nguyên đán, nếu điều kiện tài chánh của ngân quỹ cho phép, Hiệp Hội sẽ đặt mua (tại Cambodia) 600 cái "backpacks" để tặng các cháu làm món quà Tết đặc biệt. Theo sự khảo giá tại Nam Vang, giá sĩ vào khoảng 6 mỹ kim mỗi cái. Dự tính này đòi hỏi một ngân khoản ít nhất là $3.000. Hy vọng sẽ có đủ trong vài tháng tới.

Nếu được có một cái túi đeo lưng này đựng tập vở, bút viết để đi học, các cháu chắn chắn sẽ rất vui với món quà chưa từng có đó.

***

Khởi đầu tại tỉnh Siem Reap năm 2013, chương trình bảo trợ giáo dục nay đã được hơn 7 năm -- một chặng đường dài đầy khó khăn, niềm vui và hy vọng.

Hiệp Hội ViDan Foundation chân thành tri ân tất cả sự yểm trợ tài chánh, truyền thông và tinh thần từ quý thân hữu, đoàn thể, báo chí có cùng sự quan tâm và tinh thần chia sẻ.

Biết rằng có thể còn rất lâu mới có thể nhìn thấy được một giải pháp tốt đẹp cho thân phận của những gia đình bà con đồng bào đang sống khốn khổ trong cảnh tha hương biệt xứ nhưng bất cứ sự trợ giúp vật chất nào cũng là niềm an ủi lớn lao cho những người đã, đang và sẽ thiếu thốn cùng cực.

Cùng lúc đó, chương trình trợ giúp giáo dục chắc chắn không thể là yếu tố giúp đám trẻ giải thoát khỏi đời sống luôn khốn khó như của ông bà, cha mẹ nhưng ít nhất, biết chữ, các phép tính và một số kiến thức căn bản cũng sẽ giúp cho các cháu có được một niềm tin lớn hơn trong cuộc sống sau này, ít nhất là không phải mắc cở, tủi nhục khi bị người bản xứ khinh thường gọi là "đồ dzuồn dốt chữ".

Xin hãy cùng nhau tiếp tục cho các em niềm tin ở tình người!

 Mọi thắc mắc về chương trình hoạt động xin liên lạc ViDan Foundation qua địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc qua số điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến:

ViDan Foundation Inc: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601

Trợ giúp tài chánh cho hoạt động của Hiệp Hội có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay Zelle bằng địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

(Mọi sự trợ giúp được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang – Federal Tax-Deductible Receipts)

www.vidan.us 

 


 Một số hình ảnh các chuyến phát quà cho học sinh (đợt cuối năm 2020)

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

 

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Oct20 GiftPix 01

Xin cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của hội MIRO, đặc biệt là anh Butmao Sourn, và anh Dork Ra, Kimsroy, NgoLy và các tình nguyện viên đã giúp tổ chức các chuyến phát quà ở các địa điểm.

Comments powered by CComment

Đóng góp qua PayPal

Xin vui lòng cung cấp địa chỉ email
và chương trình muốn trợ giúp.

 

Bài đọc nhiều

VDF' Activity Slideshow

Các Chị trong BTC Buổi Gây Quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" tổ chức ngày 11/01/2015 tại hội trường Đài VAN-TV 55.2 ở Houston (Texas)nhằm tạo ngân quỹ bảo trợ các chương trình dạy chữ cho hơn 500 trẻ em gia đình VN nghèo ở Cambodia.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 1 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

The Interfaith Religious Leaders appease and ditribute gifts to Child Cancer Patients in Saigon. VDF was one of the major contributors. Các chức sắc Tôn giáo phát quà cho các bệnh nhi ung bướu ở Chùa Liên Trì - Hình 2 Kể từ năm 2015, Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) đã phối hợp với HT Thích Không Tánh và hội Vietnam Compassion (ở Pháp) để phát quà (mỗi năm 2-3 lần) cho các trẻ em bị bệnh ung bướu, và TPB-VNCH.

Some members of the Fundraising Team at VAN-TV in Houston (Texas) on January 11, 2015 to support educational projects for needy children in Cambodia. Các chị trong Ban Tổ Chức trình diện cử tọa tham dự buổi gây quỹ "Cho Tuổi Thơ Niềm Hy Vọng" Kỳ 2.

Crossing Tonle Sap to visit Vietnamese floating villages in Pursat province (Cambodia) Cảnh đoàn MIRO và ông Nguyễn Công Bằng đi ghe máy vượt Biển Hồ thăm các làng nổi ở tỉnh Pursat

Cảnh học trò trường Samaki tan học về nhà bè

Christine Quỳnh và bà Bích Ngọc góp lời chia sẻ

Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban & Bích Ngọc VAN-TV

Cư sĩ Trần Hiến, Christine Quỳnh và Ô.B. Vũ Ban, Bích Ngọc yểm trợ quỹ bảo trợ giáo dục cho trẻ Việt ở Cambodia

Dù đang mang bệnh hiểm nghèo song các em cũng vui khi có quà

Trẻ đùa giởn trên cồn cát và dòng nước ô nhiễm, dơ bẩn khi không còn không gian nào khác hơn.

HT Thích Huyền Việt - người bảo trợ tinh thần cho ViDan Foundation trong nhiều năm qua.

HT Thích Huyền Việt góp lời kêu gọi đồng hương yểm trợ

Lớp Việt Ngữ ở xóm Bãi Cát Neak Loeung

Lớp Việt Ngữ ở xóm Cầu Đá

Một bé gái chơi đùa và cuối xuống uống nước dơ bẩn ở bờ Biển Hồ - một cảnh trạng bình thường ở đây khi hoàn toàn không có một nguồn nước sạch nào khác.

Category: Bài vở

Trường Tín Nhân Quốc Tế RHIO chính thức hoạt động kể từ ngày 03/06/2013, đặt tại số 4 đường số 10 khu vực Bồ Rây Siêng Năm, thuộc ấp Kha Na, xã Xiệu, thành phố Xiêm Riệp, tỉnh Xiêm Riệp, nước Cambodia. Hiện nay,tổng số có 45 em học sinh:nữ 23 em, nam 22 em. Mỗi em có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau, song cái chung đều là con em gia đình lao động nghèokhó. Điển hình như :

-  Em Ngô Thị Thu năm nay đã 14 tuổi mà chưa bao giờ được đến trường vì hoàn cảnh của em thật nhiều éo le: Mẹ chết, Cha bước thêm bước nữa, để lại hai chị em. Người chị năm nay đã 18 tuổi, làm mướn trong một tiệm bán cà phê, không đồng lương nhưng cả hai chị em đều được chủ nuôi cơm, cho nơi ở tạm. Lúc đầu em Thu ở với cha và mẹ ghẻ, nghe tin tại Bồ Rây Siêng Nam có lớp học từ thiện dạy học không thu lệ phí, em xin cha và mẹ ghẻ được đến trường song bị từ chối. Thấy em mình hiếu học người chị thương em đã dẫn em về sống cùng ở quán cà phê. Hai chị em đi bộ đến trường xin cho Thu vào học. Vì sợ em đã lớn tuối nhà trường không nhận bắt buộc hai chị em phải nói dối Thầy Cô là năm nay em Thu mới 12 tuổi.

Vào học được mấy tuần đã đến tuổi dậy thì, cũng may là vào ngay ngày cô giáo, Cô quản ly‎ học sinh, cô quản l‎ý nhà ăn đều phụ nữ nên đã hiểu và kịp thời hướng dẫn em cách vệ sinh phụ nữ. Chuyện xảy ra các cô hỏi em thì mới biết năm nay em đã 14 tuổi, tuổi trăng rằm của con gái. Được vào học niềm vui chưa kịp em cứ rơm rớm nước mắt mỗi ngày, hỏi ra mới biết Em đang lo canh cánh trong lòng một ngày nào đó mẹ ghẻ sẽ bán em. Chúng tôi cảm thương hoàn cảnh em, động viên em cố gắng học thật giỏi nhà trường sẽ bằng mọi cách chăm lo quan tâm tới em hơn để em an tâm học tập. Hứa với em nhưng trong lòng thầy cô gặp bao nỗi lo âu. Ai sẽ là người nhân từ đỡ đầu cho em bây giờ?

-  Em Đào thị Phụng năm nay 12 tuổi, mất mẹ, sống với cha. Em nói với chúng tôi từ lúc mẹ mất cha thương em nhiều hơn trước rất nhiều. Để em hiểu cha hơn các cô nói với em trước đây không phải cha không thương đâu, mà trước đây có mẹ, cha phải bận bịu kiếm tiền lo gia đình nên ít bày tỏ sự quan tâm với em vì đã có mẹ. Nay mẹ mất cha trút hết tình cảm yêu thương mẹ vào cho em nên em mới cảm thấy như vậy. Anh Khanh một người đàn ông hiền lành chân thật sống bằng nghề thợ mộc giọng trầm buồn nói với tôi: "May mà có hội Tín Nhân nhận con tôi vào học suốt ngày, lại cho cháu thêm bữa com trưa tôi cảm giác như vợ tôi đã sống lại cùng tôi lo cho con vậy!" Anh gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới các nhà tài trợ đã ủng hộ chân tình cho con em xứ nghèo nơi Đất Chùa Tháp trong thời gian qua.

-  Em Ty năm nay 12 tuổi tới cái họ của mình là gì em cũng chẳng biết. Cha mẹ đi làm ăn xa từ khi mới lọt lòng, sống với ngoại. Ngoại thì bán cà phê xe đẩy, cũng không biết chữ nên chẳng biết dạy cháu thế nào. Được người quen thấy tội nghiệp giới thiệu đến trường đi học, em mừng vui như được có một mái gia đình lớn thật bất ngờ và diễm phúc, vì được ăn, được học.

-  Em Min năm nay bảy tuổi, có phước hơn mấy em nói trên một chút là còn đủ cha mẹ. Cha Min làm nghề sửa chìa khóa bên lề đường, sát hàng rào bệnh viện tỉnh; mẹ làm nghề uốn tóc mướn trong một tiệm nhỏ ở chợ Sa Nhai. Vì ước muốn cho ngày mai sáng sủa hơn nên đã đặt tên con là Min, theo nghĩa Căm-pu-chia thì "Min" là "có". Anh Chị nói lòng thì ước muốn như vậy song không nếu không có "con chữ" trong đầu, kém cỏi tính toán làm ăn đến bao giờ mới "có" được anh. Cuộc sống cứ bề bộn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, cái nghề cứ phải sống bên lề đường, nay họ dẹp mai họ đuổi, chạy tới dời lui, tiền ăn tiền chỗ... Chính vì thế mà chẳng biết ngày nào "có" đây.

Sơ lược mấy hoàn cảnh thực tế, chứ hầu hết trong lớp học cuộc sống các em cứ na ná như nhau. Càng hiểu chúng, càng sống gần gửi chúng, càng thương những đứa trẻ khốn khổ này như con mình. Con chúng tôi bây giờ có 45 đứa, 45 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một cái nghèo và cái dốt. Để giải tỏa bớt nỗi khổ cho các em sau này, tôi giang tay XIN người năm xu Chú một đồng, giúp đỡ các thầy cô nhà trường để trường chúng tôi được tồn tại lâu dài, hầu có thể chăm lo cho các em biết chữ. Chỉ có "cái chữ" mới có thể giúp thay đổi chút đỉnh cuộc sống các em sau này.

Bà Con Đồng Bào ở nước ngoài khi có dịp du lịch Angkor Wats xin dành chút thời giờ quý báu ghé thăm các em ở trường, ở nhà....để cho các em một niềm tin là vẫn có người quan tâm thương xót.

Nếu chưa đến được ngay, kính mời quý Bà Con thỉnh thoảng vào thăm trang mạng của trường ở địa chỉ: www.RHIO-school.net  để hiểu thêm về hoàn cảnh và hiện tình của trường cũng như các em.

Thay mặt trường tín nhân quốc tế, chân thành cảm tạ các nhà mạnh thường quân đã đồng hành ngay từ bước đầu cùng với hội Tín Nhân (R.H.I.O.) để giúp đỡ cho các em trước mắt cũng như lâu dài.   

Nguyễn Duy Đường (Yi Doeur)

Hội Trưởng R.H.I.O.

eMail:         RHIOdoeur@gmail.com
Điện thoại:  (855) 977-675-554
Web:         www.RHIO-school.net
Copyright (c) The ViDan Foundation, Inc 2014. All rights reserved.
Designed by olwebdesign.com